Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Tìm Hiểu Về Chứng Mất Ngủ

Thực tế cho thấy, giấc ngủ là nhu cầu không thể thiếu với mỗi người, nó tạo diều kiện cho sự nghỉ ngơi tạm thời của não bộ và tất cả các cơ quan trong cơ thể. Bất kể vì nguyên nhân gì, nếu ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống và công việc của chúng ta. Những phiền phức đầu tiên của chứng mất ngủ, là sự căng thẳng thần kinh, cảm giác ức chế, khó chịu, hay cáu gắt, giảm tập trung trong công việc... Ban đầu, những triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày, nếu không được chữa trị và khắc phục kịp thời, sẽ gây ra những tổn thương về hệ thần kinh như trầm cảm, tâm thần, gây một số bệnh nguy hiểm như tiểu đường,cao huyết áp, tim mạch, béo phì...

Triệu chứng mất ngủ ?

Khi bạn gặp một trong số những triệu chứng sau: không thể chợp mắt nổi khi đã nằm trên giường, tỉnh giấc nhiều lần trong một đêm hay thức giấc vào lúc rạng sáng, bạn mới thực sự bị căn bệnh này “quấy rầy”.

Chứng mất ngủ hay còn gọi là những rối loạn về giấc ngủ không chỉ rút ngắn thời gian “nghỉ ngơi và phục hồi” ban đêm của mỗi người mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và các hoạt động ngày hôm sau của chúng ta. Ở Pháp, ước tính có khoảng 30% dân số mắc chứng bệnh này.


Thủ phạm gây ra chứng mất ngủ ?


Các cơn đau

 Đau lưng, đau đầu, đau các khớp là những “thủ phạm” hay gây mất ngủ nhất. Cần có những biện pháp hữu hiệu nhất như xoa bóp toàn thân hay mát xa cơ thể trước khi đi ngủ để tránh các cơn đau này.

Stress

 Chứng mất ngủ vừa là triệu chứng, vừa là nguyên nhân gây trầm cảm và lo lắng. Bởi vì não bộ sử dụng cùng chất dẫn truyền thần kinh cho giấc ngủ  và trí óc nên thường rất khó để biết  được cái nào sẽ bắt đầu đầu tiên. Các vấn đề khiến bạn khó chịu nhưng về tiền nong, tâm lý vợ chồng không tốt sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng lâu dài. Do vậy, trước khi đi ngủ cần giữ tinh thần thoải mái nhất.




Ngáy

Trong rất nhiều trường hợp, ngáy là một triệu chứng của chứng ngừng thở  khi ngủ, một dạng rối loạn liên quan đến bệnh tim, huyết  áp cao và đột quỵ.

Sau chuyến bay dài

Di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác với múi giờ địa lý khác nhau sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể khi não bộ chỉ thích nghi với “ngủ  đêm, thức ngày”.  Những chuyến bay dài như thế này sẽ khiến cơ thể dần mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ.

Làm việc theo ca

Bác sỹ, ý tá, hay những việc làm có lịch làm việc không phù hợp với nhịp sinh học bình thường của cơ thể sẽ khiến lượng hoóc-môn serotonin và chất dẫn truyền thần kinh trong hệ  thần kinh trung giảm. Do vậy, họ sẽ không được điều hòa giấc ngủ một cách tốt nhất cho cơ thể.

Thay đổi hoóc-môn

Thời kỳ mãn kinh, thời kỳ kinh nguyệt hay mang bầu đều là những nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ  nữ. Do vậy, trong thời gian này nên có chế độ ăn và luyện tập thích hợp để giấc ngủ được trọn vẹn.

Ốm đau, bệnh tật

Thường thì những vấn đề về giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi các bệnh tật khác. Ví dụ như  bệnh phổi hay hen suyễn, việc thở khò khè hay thở dốc có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn, đặc biệt vào sáng sớm.
Những bệnh nhân Parkinson hay thần kinh khác thì không xa lạ với chứng mất ngủ.

Thuốc men

Thuốc uống cả theo đơn hay không đều làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt nếu uống vào thời điểm trước giờ đi ngủ hoặc tăng liều. Nên hỏi bác sỹ về  những tác dụng phụ của thuốc đặc biệt  đối với giấc ngủ trước khi dùng thuốc để có thời gian biểu cho giấc ngủ phù hợp.

Hậu quả của mất ngủ?

Mất ngủ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cũng như tinh thần. Nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, rã rời chân tay, nhức đầu…Nó làm tinh thần bị ảnh hưởng xấu, bạn rất dễ cáu giận, trở nên nhạy cảm hay vô cùng “hiếu chiến”… Ngoài ra, sự tập trung của bạn cũng bị giảm sút, do đó chất lượng công việc của bạn cũng bị giảm đi.

Cách điều trị chứng mất ngủ 

Các cách cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ cho chứng bệnh mất ngủ

Đa số người bệnh khi gặp phải triệu chứng mất ngủ đều tìm đến các loại thuốc ngủ. Phương pháp này có thể cải thiện ngay lập tức giấc ngủ nhưng về lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc và những tổn thương cho hệ thần kinh, có thể gây trầm cảm. Để cải thiện tốt nhất căn bệnh mất ngủ, người bệnh nên thực hiện các phương pháp tự nhiên, giúp cải thiện và nâng cao dần dần chất lượng cũng như thời gian ngủ như:




Thường xuyên vệ sinh nơi ngủ sạch sẽ

Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi đi ngủ
Uống 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ: giúp cung cấp axit amin phenylalanine, tryptophan giúp ngủ tốt

Không ngủ trưa nhiều, tránh tối khó ngủ


Ngoài ra, một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là một phương pháp lý tưởng giúp bạn cải thiện cho giấc ngủ của mình. Một bữa ăn cung cấp đầy đủ các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng và axit amin thiết yếu sẽ giúp điều tiết, ổn định giấc ngủ, an thần cho hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung, chống mệt mỏi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More