Hầu hết bệnh nhân mất ngủ đã từng sử dụng thuốc Tây. Không ít bệnh nhân phải sử dụng thuốc kéo dài cả tháng hay tăng liều cao. Lạm dụng thuốc Tây điều trị mất ngủ không những khiến giấc ngủ tự nhiên rời xa mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy không ngờ.
Mất ngủ chỉ cần 1, 2 đêm cũng khiến cho cơ thể có những thay đổi khác thường gây mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung. Không kể những trường hợp khó ngủ, mất ngủ kéo dài gây nguy hại đến sức khỏe của người bệnh như thế nào.
Thực tế bệnh nhân mất ngủ thường tự ý mua thuốc và sử dụng không qua kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây chỉ có tác dụng tức thời mà không điều trị được tận gốc mất ngủ. Bệnh nhân sử dụng kéo dài hay tự ý tăng liều để giấc ngủ có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc. Sử dụng thuốc ngủ kéo dài trên 10 ngày hoặc quá liều có thể gây hại cho sức khỏe như: mệt mỏi, bào mòn trí nhớ… như Seduxen.
Lạm dụng thuốc ngủ gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh và có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể:
Tích tụ mỡ, tăng cân, béo phì.
Một số thuốc thường gặp như: Amitriptyline, Clozapine, Olanzapine gây tích nước, tích mỡ và tăng cảm giác thèm ăn hướng đến các món ăn nhanh, đồ chiên rán. Bệnh nhân dễ gặp tình trạng tăng cân, béo phì khi sử dụng thường xuyên, kéo dài.
Các vấn đề về tiêu hóa:
Sử dụng thuốc ngủ không đúng cách gây các biểu hiện về rối loạn tiêu hóa: nôn, tiêu chảy… Hơn thế, các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Đại học Thomas Jefferson của Philadelphia đã chính thức đưa ra kết luận, thuốc ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến ợ nóng hay trào ngược dạ dày nếu sử dụng thường xuyên, kéo dài.
Suy kiệt chức năng gan thận:
Các loại thuốc ngủ chủ yếu chuyển hóa qua gan và được đào thải qua gan, thận. Khi bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ liều cao hoặc kéo dài khiến 2 cơ quan này hoạt động nhiều hơn, quá mức, dần dần dẫn đến suy gan, suy thận.
Tổn thương hệ thần kinh:
Sử dụng thuốc gây ngủ lâu ngày gây ức chế hệ thần kinh kéo dài. Từ đó dẫn đến các bệnh về hệ thần kinh như: suy giảm trí nhớ, trầm cảm, tăng nguy cơ tự tử...
Giảm tuổi thọ:
Các nghiên cứu từ chuyên gia thuộc đại học California đã chỉ ra nếu dùng thuốc ngủ liều cao hoặc dài ngày sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn.
Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc Tây khi cần thiết và việc sử dụng thuốc Tây để điều trị mất ngủ cần tuân thủ theo sự tư vấn của bác sĩ.
Điều trị mất ngủ bằng thảo dược có phải luôn hiệu quả và an toàn?
Hiện tại, có rất nhiều loại thảo dược quảng cáo là có thể khỏi dứt điểm bệnh mất ngủ trong 1-2 ngày. Bạn nên chú ý, bởi thảo dược không thể tác dụng nhanh như vậy, trừ khi người sản xuất đã trộn vào đó những thành phần không tốt như thuốc tây an thần. Việc trộn thêm thành phần không rõ nguồn gốc sẽ khiến bệnh nhân gặp các tác dụng phụ đáng tiếc và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hơn nữa, rất nhiều trong số đó không có thành phần rõ ràng trên bao bì, nhãn mác và sản phẩm không được kiểm soát bởi cơ quan chức năng, quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Nếu lạm dụng sẽ khiến bệnh mất ngủ vốn đã khó điều trị trở nên nặng hơn.
Chữa mất ngủ sao mới tốt?
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các thảo dược thiên nhiên để chữa trị mất ngủ.
- Lạc tiên dùng tốt cho thư giãn thần kinh, giảm lo âu hồi hộp, từ đó giúp ngủ ngon.
- Vông nem bao gồm các hoạt chất alcaloid, saponin tác động lên hệ thần kinh cho tác dụng an thần, giấc ngủ bền vững.
- Bình vôi có chứa rotudin cũng tác dụng trấn kinh cũng là một vị thuốc trong các bài thuốc dân gian giúp ngủ ngon.
- Nữ lang là dược liệu được du nhập từ châu Âu được mệnh nhanh là: “vua của các loại thảo dược chữa mất ngủ”. Nữ lang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới với tác dụng ngăn chặn căng thẳng thần kinh giúp dễ ngủ, ngủ ngon.
Nguồn: 24h.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét