Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Tiêm ngừa viêm gan b cho người lớn

Trước khi chỉ định tiêm phòng viêm gan B cho người lớn bất kỳ, các nhân viên y tế thường yêu cầu làm một số xét nghiệm máu để biết tình trạng. Nếu chưa có kháng thể viêm gan B (AntiHBs âm tính) cũng như chưa từng nhiễm vi rút viêm gan B (HBsAg âm tính) bạn sẽ được tư vấn nên tiêm như sau:


  • Mũi tiêm thứ 1: Lần đầu tiêm
  • Mũi tiêm thứ 2: Tiêm sau mũi 1 một tháng
  • Mũi tiêm 3: Tiêm sau mũi 1 sáu tháng

Lưu ý: Nếu bỏ lỡ lịch tiêm phòng viêm gan B (ngay cả từ 1 năm trở lên), bạn vẫn có thể tiếp tục lịch tiêm mà không cần tiêm lại từ đầu.

Vắc xin tiêm phòng viêm gan B cho người lớn có khả năng phòng bệnh cao, tuy nhiên theo thời gian lượng kháng thể sẽ giảm dần. Do đó, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, để đảm bảo kháng thể chống lại bệnh, bạn nên tiêm nhắc liều vắc xin viêm gan B sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trươc đó.



Những cần lưu ý khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B 

Vắc xin viêm gan B “hoạt động” bằng cách đưa vào cơ thể một lượng vi rút để cơ thể “phát triển” khả năng miễn dịch đối với căn bệnh này. Do đó, khi bạn bị sốt hay mắc bất kỳ loại nhiễm trùng nào hãy chờ đến khi khỏe hơn mới nên tiêm.

Nếu rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, cần hoãn việc tiêm phòng viêm gan B lại:

  • Đa xơ cứng
  • Mắc bệnh thận 
  • Có vấn đề chảy máu hoặc rối loạn đông máu như dễ bầm tím
  • Dị ứng với mủ cao su
  • Gặp rối loạn thần kinh hoặc bệnh ảnh hưởng đến não (hoặc nếu đây là một phản ứng với thuốc chủng ngừa trước đó)
  • Dị ứng với nấm men
  • Có phản ứng dị ứng với các loại thuốc có chứa viêm gan B

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More