Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Phòng bệnh viêm phổi nên ăn gì?

Tình hình hiện nay khi dịch bệnh viêm phổi ngày càng nghiêm trọng, bộ y tế khuyên người dân nên bịch khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh. Ngoài ra mọi người cần chủ động tăng sức đề kháng cho cơ thể mình, để ngăn ngừa virus viêm phổi xâm nhập vào cơ thể.
Để có thể tăng cường sức đề kháng cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn để tốt cho sức khỏe ngăn ngừa bệnh:
– Các loại thịt
Thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao, có lợi cho việc phòng chống bệnh cúm, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra các loại thịt của gia cầm như: thịt gà, thịt vịt cũng rất tốt, nó chứa nhiều chất bổ, có thể ngăn ngừa tích nước.
– Hải sản
Như tôm. cá, nghêu giàu vitamin, omega, protein, chất sắt, kẽm có lợi cho sức khỏe.

– Rau xanh
Chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa hữu hiệu, như rau bó xôi, cải, bông cải xanh,.. tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa bệnh cúm. Bí bầu có nhiều vitamin, hàm lượng axit hữu cơ tốt cho cơ thể.
– Các loại nấm
Nấm là món ăn ngon, có chứa axit béo và có vitamin D tăng đề kháng tốt, chống bệnh cúm hiệu quả.
– Gừng
Gừng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trị bệnh ngăn ngừa bệnh. Đặc biệt khi uống nước gừng nó giúp làm ấm cơ thể, chữa bệnh cảm cúm, ngăn ngừa virus xâm nhập và nó còn tăng cường cho hệ tiêu hóa.
– Trái cây tươi
Chứa nhiều vitamin C chống cúm hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra nó còn có công dụng làm đẹp da, giúp giảm cân tăng sức đề kháng cho cơ thể khi thường xuyên uống nước ép trái cây hoặc sinh tố.

– Nước lọc
Uống nhiều nước giúp cơ thể cung cấp đủ nước, thanh lọc thận giải độc gan hiệu quả.
Ngoài ra bạn cần hạn chế các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Nó sẽ gây hại cho gan, để an toàn cho sức khỏe trong mùa bệnh dịch không nên ăn các loại đồ ăn hoặc động vật còn sống. Không ăn tiết canh, các món chưa được chế biến chính hoặc các loại thực phẩm bẩn.
Không chỉ có có chế độ ăn uống dinh dưỡng mà cần phải có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi lành mạnh. Tránh thức khuya, hạn chế bị stress luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi không tụ tập vui chơi không lành mạnh để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa

Việc tầm soát nguy cơ mắc các bệnh ung thư luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt mỗi năm. Trên hết, có một số bệnh ung thư có dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng nhưng có những bệnh lại thường được phát hiện khi đã tiến triển đến giai đoạn xấu. Trong đó, những bệnh ung thư phụ khoa như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư âm hộ hay ung thư âm đạo thường rất khó nhận biết và hay bị nhầm lẫn với một vài triệu chứng bình thường.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tầm soát nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa khi thấy cơ thể có những thay đổi khác thường sau.

Gặp vấn đề khi đi vệ sinh

Nếu bỗng thấy mình gặp một vài vấn đề khi đi vệ sinh như bụng đầy khí, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón thì hãy chủ động tới gặp bác sĩ ngay. Những vấn đề ở đường ruột cũng có thể ngầm cảnh báo các bệnh ung thư phụ khoa mà bạn chẳng ngờ đến. Vì vậy, cần tới gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra và tìm ra được nguyên nhân gây ra những vấn đề này, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời.

Xuất hiện khối u, vết sưng loét ở cơ quan sinh dục

Nếu thấy vùng kín của mình xuất hiện cục u hoặc vết sưng loét xung quanh bộ phận sinh dục, kèm theo cảm giác đau nhói khó chịu thì hãy chủ động đi kiểm tra ngay. Đây không hẳn là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa nhưng bạn vẫn nên dành thời gian đi kiểm tra. Điều quan trọng là không nên xấu hổ mà bỏ qua triệu chứng này, bởi nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng mà bạn không lường trước được.



Đau bụng hoặc đau ở vùng chậu

Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng xương chậu hoặc bụng trong vài tuần thì hãy trực tiếp tới gặp bác sĩ ngay. Việc đau ở những khu vực này có thể là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng. Đặc biệt, nếu nó kéo dài quá 1 tuần thì càng nên đi khám càng sớm càng tốt.

Chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường

Không phải trong kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn thấy chảy máu âm đạo hoặc sau khi giao hợp cũng gặp phải tình trạng này thì hãy trực tiếp tới gặp bác sĩ phụ khoa để nhờ tư vấn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, trong số đó có cả nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, tốt nhất thì bạn nên chủ động đi khám ngay để phòng ngừa những hiểm họa không mong muốn.



Thường xuyên bị mệt mỏi

Thường thì khi mệt mỏi, chỉ cần nghỉ ngơi một chút sẽ giúp cơ thể dần trở lại tỉnh táo, thoải mái hơn. Nhưng nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục kéo dài, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày thì bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ vì nhiều khả năng đây là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư buồng trứng.



Bụng căng phồng

Tình trạng chướng bụng, sưng phồng vùng bụng nếu kéo dài liên tiếp trong vài tuần thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư buồng trứng nên bạn vẫn cần chủ động đi khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng bụng của mình đang gặp vấn đề gì để có phương hướng chữa trị kịp thời.

Nguồn: afamily.vn

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Những rau củ mà bà bầu không nên ăn

Có những loại rau quả rất nhiều vitamin và tốt cho sức khỏe, thế nhưng với các mẹ bầu và thai nhi, những loại rau quả này lại có thể trở thành "thuốc độc".
Sự kiện: Mang thai
Trái dứa (trái thơm)

Từ xưa đến nay, trái dứa luôn bị các chị em chia sẻ rầm rộ về tác hại của chúng đối với mẹ bầu. Dứa có chứa hoạt chất bromelain gây mềm cổ tử cung, tạo các cơn đau thắt bụng cho bà bầu. Việc này dẫn đến tình trạng sảy thai khó kiểm soát. Mẹ bầu hãy tránh xa việc ăn dứa hoặc uống nước ép dứa khi mang bầu nhé.

Nho

Lời cảnh báo của các bác sĩ về các loại rau củ quả bà bầu nên tránh chính là quả nho. Bởi vì chất resveratrol chứa trong nho có thể gây độc cho bà mẹ mang thai. Vào lúc này, vỏ nho đen rất khó tiêu hóa vì bộ máy tiêu hóa của bạn đang bị suy yếu. Thêm nữa, do tính axit cao nên các mẹ phải chịu đựng những cơn ốm nghén kéo dài và thậm chí dẫn đến tiêu chảy, thai lưu hoặc sảy thai.

Quả me

Mặc dù là loại rau ăn quả kích thích tiêu hóa cực tốt nhưng quả me lại có mặt trong danh sách các thực phẩm mẹ bầu cần kiêng kỵ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lý do chính là bởi chúng rất giàu vitamin C gây ức chế sản xuất progesterone trong cơ thể. Khi mức hoạt chất này tăng cao thì mẹ bầu sẽ có thể bị sinh non, sảy thai, làm tổn thương đến các tế bào của em bé trong bụng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bản thân không sử dụng quá nhiều me cho dù là biểu hiện của “ốm nghén”.


Rau răm

Phụ nữ có thai ba tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì không vấn đề gì.

Mướp đắng



Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.

Ngoài ra, mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Ngải cứu

Ngải cứu được xem là một loại thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả. Đây là loại rau có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Đu đủ



Tuy rất tốt cho phụ nữ sau sinh nhằm kích thích tuyến sữa, gọi sữa về nhiều cho con nhỏ nhưng đu đủ xanh hay đu đủ chín đều là những loại rau củ quả bà bầu không nên ăn. Sở dĩ như vậy là bởi thành phần và cơ chế hoạt động chúng tương đương với thuốc nhuận tràng khiến mẹ bầu chuyển dạ sớm và sảy thai. Không những thế, hạt của đu đủ giàu enzyme gây co bóp tử cung, không an toàn cho dù ở bất cứ dạng thực phẩm nào.

Dưa hấu

Các mẹ bầu thường mặc định rằng dưa hấu là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe vì khả năng thải độc cơ thể cực tốt khi điều chỉnh hydrat hóa. Thế nhưng, sự thật phũ phàng đây là loại rau củ quả bà bầu không nên ăn. Khi mang thai, bạn tiêu thụ dưa hấu thì cũng đồng nghĩa với việc đẩy con bạn tiếp xúc với các độc tố nguy hiểm mà dưa hấu đào thải.

Chuối



Không cần quá ngạc nhiên khi chuối lại được khuyến nghị trong tổng hợp các loại rau củ quả bà bầu nên tránh trong khi trước đây loại trái cây này không hề “kén chọn” người ăn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng chuối chống chỉ định với một vài trường hợp như sau: phụ nữ dị ứng với chuối, mắc bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ. Chất chitinase trong chuối có cơ chế hoạt động như một chất gây dị ứng khiến cho thân nhiệt tăng cao gây ra dị ứng và sảy thai.

Rau ngót

Rau ngót tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, khi mang thai chị em nên tránh ăn loại rau này. Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

Súp lơ

Mặc dù súp lơ xanh hoặc trắng có hàm lượng lớn vitamin C nhưng nếu mẹ ăn hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai.

Quả đào



Đây là loại hoa quả mang tính nóng nên khi ăn với số lượng lớn mỗi ngày sẽ tạo ra phản ứng nhiệt quá mức đối với cơ thể bà bầu, dẫn đến chảy máu âm đạo hoặc sảy thai. Chị em đừng dại dột không bóc vỏ đào trước khi ăn vì có thể bị bỏng hoặc ngứa rát cổ họng. Thêm nữa, đào là loại quả chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản nhiều nhất gây ra những tác hại đối với sức khỏe người thưởng thức.

Chùm ngây

Tuy loại rau này rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại được liệt vào "danh sách đen" bà bầu không nên ăn. Nguyên nhân là do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol (một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai), chất này có thể làm co cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai. Do đó, bà bầu nên hạn chế ăn rau chùm ngây, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ.

Nha đam

Nổi tiếng với nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe người sử dụng nhưng một số nghiên cứu chính thống chỉ ra rằng nha đam “hẹn hò” tại điểm hẹn các loại rau củ quả bà bầu không nên ăn. Nha đam có chứa một thành phần tương tự thuốc nhuận tràng đó là anthraquinone, có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết vùng chậu và từ đó dẫn đến sảy thai. Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi có ý định ăn nha đam hay các chế phẩm từ nha đam trong những tháng đầu thai kỳ.
Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

Có nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai không?

Viêm gan B là một bệnh do siêu vi viêm gan B gây ra. Đây là căn bệnh lây nhiễm do máu, virus xâm nhập vào trong máu và chất dịch của người, virus này sẽ tấn công gây tổn thương cho lá gan.




  • Đường máu: Viêm gan B có thể lây qua đường truyền máu, phẫu thuật, tiêm chích ma túy. Nó cũng có thể lây qua việc dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu vì khi dùng chung khả năng lây lan có thể xảy ra thông qua những vết trầy xước.
  • Đường tình dục: Virus viêm gan B cũng tồn tại trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo, chính vì vậy nó có thể lây lan qua đường tình dục
  • Từ mẹ sang con: Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B trong quá trình mang thai thì tỉ lệ lây sang con là khá cao.



Để ngăn ngừa bệnh viêm gan B cần tiêm phòng vắc xin viêm gan B, có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh.

Có nên tiêm viêm gan B trước khi mang thai không? Và nếu có thì tiêm mấy mũi? 

Tiêm viêm gan B trước khi mang thai được chia làm 3 mũi 0-1-6 có nghĩa là hai mũi đầu tiên tiêm cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, mũi thứ 3 tiêm cách mũi đầu 6 tháng.

Đối với một số mũi tiêm ngừa thông thường các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm ngừa trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, còn đối với viêm gan B bạn có thể tiêm ngừa trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai bạn vẫn có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại nếu chưa tiêm hết.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn nên hoàn thành các mũi tiêm trước khi mang thai, để phòng tránh virus có thể tấn côn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi tiêm phòng, phải 3 tháng sau cơ thể mới tạo ra kháng thể, vì vậy bạn nên nắm rõ điều này để bảo đảm việc tiêm phòng manh lại tác dụng và hiệu quả thực sự. 

Cũng nhằm bảo đảm tác dụng và lợi ích của việc tiêm phòng, bạn cũng nên khuyên chồng mình cùng đi tiêm phòng viêm gan B, để tránh khả năng lây qua cho vợ và thai nhi.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Tiêm ngừa viêm gan b cho người lớn

Trước khi chỉ định tiêm phòng viêm gan B cho người lớn bất kỳ, các nhân viên y tế thường yêu cầu làm một số xét nghiệm máu để biết tình trạng. Nếu chưa có kháng thể viêm gan B (AntiHBs âm tính) cũng như chưa từng nhiễm vi rút viêm gan B (HBsAg âm tính) bạn sẽ được tư vấn nên tiêm như sau:


  • Mũi tiêm thứ 1: Lần đầu tiêm
  • Mũi tiêm thứ 2: Tiêm sau mũi 1 một tháng
  • Mũi tiêm 3: Tiêm sau mũi 1 sáu tháng

Lưu ý: Nếu bỏ lỡ lịch tiêm phòng viêm gan B (ngay cả từ 1 năm trở lên), bạn vẫn có thể tiếp tục lịch tiêm mà không cần tiêm lại từ đầu.

Vắc xin tiêm phòng viêm gan B cho người lớn có khả năng phòng bệnh cao, tuy nhiên theo thời gian lượng kháng thể sẽ giảm dần. Do đó, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, để đảm bảo kháng thể chống lại bệnh, bạn nên tiêm nhắc liều vắc xin viêm gan B sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trươc đó.



Những cần lưu ý khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B 

Vắc xin viêm gan B “hoạt động” bằng cách đưa vào cơ thể một lượng vi rút để cơ thể “phát triển” khả năng miễn dịch đối với căn bệnh này. Do đó, khi bạn bị sốt hay mắc bất kỳ loại nhiễm trùng nào hãy chờ đến khi khỏe hơn mới nên tiêm.

Nếu rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, cần hoãn việc tiêm phòng viêm gan B lại:

  • Đa xơ cứng
  • Mắc bệnh thận 
  • Có vấn đề chảy máu hoặc rối loạn đông máu như dễ bầm tím
  • Dị ứng với mủ cao su
  • Gặp rối loạn thần kinh hoặc bệnh ảnh hưởng đến não (hoặc nếu đây là một phản ứng với thuốc chủng ngừa trước đó)
  • Dị ứng với nấm men
  • Có phản ứng dị ứng với các loại thuốc có chứa viêm gan B

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More