Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (HBV) tấn công và làm tổn thương gan. Ai cũng có khả năng mắc bệnh viêm gan B, vì thế cần phải biết chăm sóc gan và phòng ngừa.
Có những trường hợp mẹ mang thai nhưng bị mắc bệnh viêm gan B. Nhiều người lo lắng mẹ bầu mang thai bị viêm gan B có lây sang con không, là nhiều người thắc mắc.
Khi mẹ mang thai mà mắc viêm bệnh viêm gan B thì khả năng lây sang con rất lớn. Bởi viêm gan B lây qua 3 đường: con đường máu, đường quan hệ vợ chồng, đường từ mẹ sang con.
Khả năng mẹ lây sang con do đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh ( từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau sinh) hay những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai, đây là một cách thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất.
Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con vào các thời điểm: Trong khi mang thai, trong lúc chuyển dạ đẻ và thời kỳ cho con bú.
Trong giai đoạn mang thai
Tỷ lệ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai không quá 2%.
Bình thường giữa máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được ngăn cách bởi một hàng rào nhau thai, là nơi trao đổi chất dinh dưỡng. Thời kỳ đầu thai nghén, hàng rào nhau thai gồm 4 lớp (Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào) nhưng sang thời kỳ sau thai nghén (sau tháng thứ 4) lá nuôi tế bào biến đi, lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng và mô liên kết giảm đi đáng kể. Hàng rào nhau thai trở lên rất mỏng manh. Do vậy chỉ cần một chấn động nhẹ làm tổn thương hàng rào nhau thai thì máu của mẹ sẽ tiếp xúc với máu thai nhi làm lây truyền virus viêm gan B.
Trong lúc chuyển dạ đẻ
Tới hơn 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con xảy ra trong giai đoạn này.
Khi đó cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể làm máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo, sự lây truyền sẽ diễn ra ở thời điểm này.
Nếu mẹ bị nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Trong trường hợp mẹ nhiễm HBV mà HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%.
Thời kỳ cho con bú
Cực kỳ hiếm các trường hợp trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ. Mặc dù đã phát hiện HBV DNA trong sữa non của bà mẹ HBsAg dương tính nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.
Các trường hợp bị nhiễm trong giai đoạn này có thể do các vấn đề tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ, huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp. Vì vậy các bà mẹ bị viêm gan B mạn cho con bú cần phải tập chăm sóc phòng ngừa chảy máu khi nứt núm vú bằng cách cho trẻ bú đúng cách và giữ gìn vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét